RỦI RO AN TOÀN THÔNG TIN KHI SỬ DỤNG CHAT GPT

06/04/2023

Ngày 6/4, UBND TP Thủ Đức phối hợp cùng Tập đoàn Công nghiệp viễn thông Quân đội Viettel tổ chức Hội thảo chuyên đề “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và các giải pháp công nghệ thông minh hóa, tự động hóa phục vụ xây dựng thành phố thông minh.
1.jpg
Để xây dựng Thủ Đức trở thành đô thị thông minh, thành phố Thủ Đức đã phê duyệt Kế hoạch phát triển đô thị thông minh và chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
Theo Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Kỳ Phùng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, để phục vụ nhu cầu và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, cũng như tìm kiếm mô hình, giải pháp ứng dụng thực tiễn vào hoạt động quản lý Nhà nước trên mọi lĩnh vực, hình thành nền tảng cơ bản của một chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, thành phố Thủ Đức tổ chức hội thảo này để ghi nhận đóng góp ý kiến của các nhà khoa học.
Cũng theo Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Kỳ Phùng, hiện thành phố Thủ Đức đang triển khai Trí tuệ nhân tạo 
trong một số lĩnh vực, nhất là hành chính công. Thành phố Thủ Đức cũng phát triển phần mềm dự báo ngập nước đô thị, ứng dụng một số tập dữ liệu lớn phục vụ dự báo xử lý nước thải đầu ra…
Tại hội thảo, các nhà khoa học, các chuyên gia tập trung thảo luận và đưa ra các mô hình, giải pháp ứng dụng trí tuệ nhân tạo để phục vụ xây dựng đô thị thông minh cho thành phố Thủ Đức.
Là một tổ chức hội chuyên ngành hoạt động trên địa bàn thành phố, VNISA Phía Nam luôn đồng hành cùng Chính quyền trong các hoạt động trọng tâm của an toàn thông tin trong kỷ nguyên chuyển đổi số, xây dựng đô thị thông minh, chính quyền điện tử, đảm bảo an toàn thông tin trong chuyển đổi số và quản lý dữ liệu của thành phố.
Tham gia tại Hội thảo, đại diện Chi hội, ông Ngô Vi Đồng - PCT Hiệp hội ATTT Việt Nam - CT Chi hội phía Nam và TS. Võ Văn Khang - PCT Chi hội VNISA phía Nam tham dự và TS Võ Văn Khang đã có bài trình bày về “Rủi ro trong an toàn thông tin khi sử dụng Chat GPT”.
4.jpg
Bên cạnh ưu điểm đa dạng chủ đề và bao quát khắp các lĩnh vực, Chat GPT vẫn còn nhiều hạn chế như ngữ cảnh hạn chế, câu trả lời không đáng tin cậy và khó xác minh độ chính xác, các phản hồi không hoàn toàn nhất quán về phong cách và giọng văn. Do đó, Chat GPT vẫn chưa thể hoàn toàn thay thế được như trí tuệ con người.
“Để tránh các rủi ro lộ lọt dữ liệu, rò rỉ thông tin riêng tư, chúng ta không nên tin tưởng hoàn toàn vào các nội dung trao đổi. Không cung cấp các thông tin cá nhân, nhạy cảm, riêng tư cho Chat GPT. Người dùng cần trao đổi, cung cấp thông tin, ngữ cảnh, dẫn dắt câu chuyện, không chỉ đặt ra câu hỏi”, TS. Võ Văn Khang cho biết.
3-(1).jpg
Về phía các cơ quan quản lý Nhà nước, VNISA cũng có những đề xuất như:
 - Xây dựng kiến trúc hệ sinh thái AI có khả năng tích hợp ứng dụng GPT (AI);
 - Xây dựng cơ chế kiểm định tự động đầu ra của GPTchat đối với các ứng dụng liên quan đến dịch vụ công;
 - Đầu tư nghiêm túc phát triển nghiên cứu khoa học về Big Data và AI tại Việt Nam.
Song song đó, người dùng cũng cần nâng cao nhận thức về GPT và AI, để tránh hoang mang và ngộ nhận, cũng như nâng cao định hướng nghề nghiệp về AI.
Tài liệu Hội thảo, Quý Anh/Chị có thể truy cập vào đường dẫn