GIAO LƯU – LIÊN KẾT – PHÁT TRIỂN CNTT-TT LẦN 5 - LÂM ĐỒNG 2014

18/08/2014

Chương trình là cơ hội để doanh nghiệp (DN) Công nghệ thông tin – Truyền thông (CNTT-TT) và DN các ngành nghề cùng hội ngộ tại TP hoa Đà Lạt để chia sẻ, trao đổi về giải pháp và ứng dụng CNTT-TT phát triển nông nghiệp công nghệ cao (CNC), thương mại điện tử, an ninh mạng. Chương trình đặc biệt có ý nghĩa hướng đến khuyến nông, khuyến lâm, giúp người dân/nông dân có cơ hội tiếp cận nguồn thông tin/ công nghệ/ thị trường, các giải pháp CNTT nhằm góp phần chủ động trong đầu tư/ thu hoạch/ bảo quản/ tiêu thụ sản phẩm. 
Đây còn là cơ hội giao lưu giữa các cơ quan quản lý nhà nước, các DN, các cơ quan ứng dụng CNTT-TT tại địa phương-khu vực. Qua đó DN CNTT-TT có thể tìm hiểu thị trường, phát triển các sản phẩm phù hợp với yêu cầu của Lâm Đồng nói riêng và vùng Tây Nguyên nói chung. 
Ứng dụng CNTT phát triển nông nghiệp công nghệ cao
Hội thảo buổi sáng với chủ đề Ứng dụng CNTT phát triển nông nghiệp công nghệ cao là cơ hội để các DN chia sẻ, trao đổi về giải pháp và ứng dụng CNTT-TT phát triển nông nghiệp CNC, thương mại điện tử, an ninh mạng hướng đến khuyến nông, khuyến lâm, giúp người dân/nông dân có cơ hội tiếp cận nguồn thông tin/ công nghệ/ thị trường. Giải pháp CNTT góp phần cho DN, người dân cao nguyên chủ động trong đầu tư / thu hoạch / bảo quản / tiêu thụ sản phẩm. 
Tại Lâm Đồng, trong những năm gần đây, việc áp dụng công nghệ cao trong nông nghiệp đã được đầu tư nghiên cứu và áp dụng trên nhiều  đối tượng thông qua hàng loạt các nghiên cứu sâu từ công nghệ chọn lọc và phục tráng giống (dứa Cayenne, chuối Laba, Dâu tây), nghiên cứu cải tiến quy trình kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi (rau, hoa, chè, cà phê, dâu tằm, điều, cây ăn quả, cây dược liệu, vật nuôi) công nghệ nhà lưới, nhà kính (rau – hoa), công nghệ tưới tiết kiệm, công nghệ sau thu hoạch (rau, hoa, chè, cà phê) … Đến nay có trên 50% diện tích canh tác rau, hoa được ứng dụng công nghệ cao, 25% diện tích chè được ứng dụng công nghệ cao, 11% diện tích cà phê được chuyển đổi sang giống mới có năng suất, chất lượng cao. Có thể nói, Lâm Đồng đã hình thành nền sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và đang dẫn đầu toàn quốc về hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích canh tác.
Định hướng phát triển và nhu cầu thu hút đầu tư ngành CNTT Lâm Đồng gắn chặt chẽ với các xu hướng phát triển CNTT trên thế giới; trong đó ưu tiên phát triển theo hướng phát huy những tiềm năng và lợi thế của tỉnh để hội nhập với khu vực và quốc tế. Nhằm thực hiện quyết tâm đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao, xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa quy mô lớn, bền vững, đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả và giá trị cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, có khả năng cạnh tranh trên thị trường, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng phát triển và từng bước hiện đại; Lâm Đồng đã và đang tập trung vào việc hình thành Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và quy hoạch vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. 
Thu hút đầu tư nước ngoài ngành CNTT 
Trong cùng chuỗi hoạt động, buổi chiều cùng ngày 8/8, hội thảo Thu hút đầu tư nước ngoài ngành CNTTđã diễn ra nhằm giới thiệu chính sách thu hút đầu tư CNTT-TT vào Lâm Đồng cũng như đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, mở rộng hoặc khởi đầu cho một hướng đi mới của các DN/ tổ chức/ nhà đầu tư.
Các nhà đầu tư trong và ngoài nước đã chia sẻ những vấn đề: Nhu cầu thu hút đầu tư vào ngành CNTT của tỉnh Lâm Đồng - Giới thiệu dự án Công viên Phần mềm Quang Trung – Đà Lạt; Kinh nghiệm của nước Pháp về các khu công nghệ cạnh tranh; Mô hình “Nông trại xách tay”; Đề xuất phương án phát triển gia công phần mềm tại Việt nam đặc biệt tại Lâm Đồng. 
Giao lưu chuỗi Công viên Phần mềm Quang Trung lần thứ I 
Đặc biệt, lần đầu tiên trong cả nước, trong chiều ngày 8/8 cũng đồng thời diễn ra hội thảo Giao lưu chuỗi Công viên Phần mềm Quang Trung lần thứ I với sự tham dự của lãnh đạo TPHCM, tỉnh Lâm Đồng và các Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh thành nhằm đáp ứngnhu cầu xây dựng phát triển khu CNTT tập trung/khu CVPM tại một số tỉnh thành sau thành công của CVPM Quang Trung tại TPHCM.  
Dựa trên thế mạnh của địa phương, khi chuỗi CVPM Quang Trung được hình thành sẽ hỗ trợ, liên kết các doanh nghiệp CNTT/DNPM, phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng phục vụ cho địa phương và vùng lân cận, cũng như chuyển giao công nghệ quản lý, điều hành khu CNTT/CVPM từ TPHCM hiệu quả, nhanh nhất, từ đó tạo lợi thế mới trong thu hút đầu tư ngành CNTTvào các địa phương tiềm năng, trong đó Lâm Đồng là một điểm đến khả thi nhất của chuỗi CVPM Quang Trung trong thời gian tới...  
THÔNG TIN VỀ BAN TỔ CHỨC:
Hội tin học Tp HCM (HCA):
HCA là hội chuyên ngành CNTT đầu tiên của Việt Nam thành lập với mục đích tham gia đề xuất các chính sách về các vấn đề CNTT-TT, tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ Hội viên (cá nhân và tập thể) phát triển thương mại, giao lưu, liên kết, trao đổi thông tin... giúp DN phát triển tốt, bền vững – đóng góp chung cho sự phát triển của đất nước. HCA hiện có hơn 1.220 hội viên cá nhân, 256 hội viên đơn vị với hơn 20.000 CB/nhân viên; Doanh số của hội viên HCA hàng năm trung bình khoảng 100.000 tỷ VN. Với phương châm cam kết, chia sẻ, hợp tác cùng phát triển - HCA sẵn sàng đồng hành cùng DN CNTT-TT, hợp tác chặt chẽ với các đối tác trong và ngoài ngành CNTT-TT, hỗ trợ cho hội viên, DN cùng phát huy những lợi thế sẵn có, tìm kiếm – chia sẻ những khả năng, cơ hội… để cùng nhau vững bước trên con đường phát triển DN của mình.