10 điều có thể xảy ra năm 2015 trong lĩnh vực công nghệ

26/01/2015

Nếu xét về khía cạnh công nghệ, chúng ta đang sống trong thời đại không có gì là đảm bảo. Lo lắng là tốt, nhưng đừng thái quá. Sau đây là 10 chuyện công nghệ đáng lo nhất bạn cần chuẩn bị tâm lý đón nhận.

1. Nhà cung cấp điện toán đám mây bỏ đi

Mới đây, công ty Cloudbees vừa công bố từ bỏ kinh doanh PaaS (Platform as a service) để tập trung vào Jenkins. Cloudbees không phải là công ty đầu tiên rời bỏ thị trường PaaS, và chắc chắn không phải là kẻ cuối cùng ra đi, nhưng Cloudbees là một trong những điểm sáng trong thị trường này. Từ đó, nhiều khách hàng quay sang sử dụng dịch vụ PaaS của Amazon, Microsoftvà Google ổn định hơn. Điều này cũng có nghĩa năm nay, mảng Bluemix và SoftLayer của IBM cũng phát triển nhanh, mạnh bởi vì các doanh nghiệp đều không muốn nhà cung cấp dịch vụ PaaS của họ bỗng dưng biến mất.

2. Quá nhiều vốn cho công ty khởi nghiệp

Cộng đồng công nghệ tại thung lũng Silicon quá nhỏ bé so với tốc độ phát triển chung ngành công nghệ xét trên bình diện thế giới. Do vậy, mô hình kinh doanh của thũng lũng Silicon mang rất nhiều rủi ro, và tỷ lệ thu hồi vốn (ROI) thành công rất thấp. 

Năm nay ngành công nghệ thế giới sẽ gặp những gì?

Ví dụ như JBoss, công ty khởi nghiệp đã bán Red Hat hồi năm 2006, đã nhận được tài trợ chưa đến 40 triệu USD. Nhưng sau đó, họ đã bán lại công ty với giá 400 triệu USD. Và giá trị của Red Hat hiện nay còn cao hơn nhiều con số này.
Tuy chưa "lên sàn" nhưng rất có thể MongoDB, Hortonworks hay Cloudera sẽ sớm IPO hoặc bán cho công ty nào đó được rất nhiều tiền. Một số công ty khởi nghiệp thành công, như Datastax (Cassandra) nhưng cũng có thể có nhiều dấu hiệu không tốt, như các nhà lãnh đạo rời bỏ công ty, đội ngũ bán hàng chán nản… nhưng đến nay, chưa có công ty công nghệ nào huy động được vốn đến khoảng 200 triệu USD.
Càng ngày, càng có ít công ty được hỗ trợ vốn hơn trước, nhưng số tiền hỗ trợ lại cao hơn trước. Do vậy, các công ty công nghệ khởi nghiệp rất dễ cùng nhau lao vào "ngõ cụt" rồi thất bại. Tuy nhiên, sự việc có thể không xảy ra trong năm nay, vì các doanh nghiệp ấy cũng cần thời gian để "tiêu" khoảng 100 triệu USD.

3. Kế hoạch cho đám mây của IBM

Hai năm liền, IBM có vẻ như vẫn "ổn". Thực tế, doanh thu từ điện toán đám mây của IBM tăng mạnh khi mà   SofltLayer có chỗ đứng trên thị trường và Bluemix hứa hẹn nhiều điều hấp dẫn. IBM đang quảng cáo mạnh điện toán đám mây của họ. IBM tính giá rất "sát" và chi tiết. Có thể đây là năm tươi tắn cho họ.

4. Microsoft Surface

Cố theo Apple, Google, Amazon và bất kỳ công ty nào tương tự chính là nỗ lực bất thành này của cựu CEO Ballmer của Microsoft. Cố gắng thâm nhập vào thị trường kinh doanh phần cứng và mở nhiều cửa hàng bán lẻ dường như là những gì tốt nhất mà ông làm được. Có thể Surfacenăm 2015 vẫn còn tồn tại nhưng chiếc máy tính bảng này vẫn là một nỗi thất vọng... kéo dài mà thôi.

5. Tấn công mạng 

Trong ngành công nghiệp máy tính, chúng ta thử tìm nhà phát triển rẻ nhất thế giới, bắt cặp họ với một quy trình quản lý dự án/sản phẩm tệ hại nhất và mua một sản phẩm bảo mật đặt vào đó. Tiếp theo, chúng ta xem việc họ bị tấn công như là "ý Chúa". Chúng ta có bị sốc khi có kẻ nào đó đeo chiếc mặt nạ Guy Fawkes vào, thực hiện vài tấn công mạng kiểu SQL Injection hay chạy một con botnet nào đó để đánh sập một nhà máy nào đó?

6. Thiếu nhà phát triển

Việc thiếu nhà phát triển ứng dụng sẽ khiến các công ty vừa và nhỏ phải chật vật, từ đó cũng dẫn đến việc kiếm nguồn nhân lực ở các nước đang phát triển. Nhưng dù vậy, "thiếu" nhưng không "thốn". Những chuyên gia giỏi cũng không ở lì ở các quốc gia phát triển cao như Nhật và Mỹ nữa. Và rồi ngành công nghiệp công nghệ cao càng ngày càng dựa nhiều vào công nhân ít tay nghề hơn.

7. Giá cổ phiếu của Red Hat

Red Hat cần mạnh tay kinh doanh hơn. Các nhà đầu tư biết điều ấy.
Một mặt, bán gói hỗ trợ cho một hệ điều hành không phải là kiểu kinh doanh thú vị đối với bất kỳ ai trong năm 2015 này. Mặt khác, nếu bạn không quan tâm đến Linux hay PaaS thì có lẽ bạn sẽ không mấy hứng thú với những gói sản phẩm/dịch vụ mà Red Hat đưa ra.
Nếu PaaS không là gì và JavaEE không được tu bổ lại thì ắt hẳn chẳng có những xáo trộn mạnh tay nào về phần cứng nền Linux cả. Rồi thì Red Hat sẽ giẫm chân tại chỗ mà thôi. Nhưng thực tế, đội ngũ quản lý Red Hat đã thay đổi, tập trung nhiều hơn vào sản phẩm và dịch vụ mà mọi người muốn mua, cũng như cắt bỏ những "khối u" trong bộ máy điều hành, Red Hat đang có một ngôi nhà mới, tương lai mới.

8. Internet và Bộ luật thứ 4

Bộ luật thứ 4 trong Hiến pháp Mỹ cấm tìm kiếm hoặc bắt bớ người dân nếu không có lệnh của tòa án. Chính phủ Mỹ cần lệnh khám xét hoặc có thể là một lệnh lục soát bí mật nào đó của một tòa án bí mật nào đó, còn không thì đó là hành động bất hợp pháp. Nhưng chính phủ nước này lén lút thu thập dữ liệu của gần như mọi người dân Mỹ. Nếu có bất kỳ công ty nào cộng tác với chính phủ Mỹ để thu thập thông thì công ty ấy cũng hoạt động bất hợp pháp.
Đến nay, người dùng Internet mới vỡ lẽ ra và bắt đầu quan tâm đến tự do và tính riêng tư trên Internet.

9. Nhảy giây

Ngày 30/6 năm nay là ngày dài nhất trong năm. Ngày này có 86.401 giây, không đúng chuẩn là 86.400 giây. Bạn sẽ làm gì với một giây thừa đó? Quan trọng hơn, phần mềm sẽ vá lỗi cho cái giây thừa đó như thế nào. Xa hơn thế, ngành công nghiệp phần mềm chưa đưa ra được chuẩn nào để giải quyết cái giây đó để mọi phần mềm đồng bộ được với nhau. Vấn đề này không phải đầu tiên (mới nhất là năm 2012) nhưng chúng ta cứ hy vọng là sẽ có giải pháp khắc phục.

10. Mua bán - sáp nhập

Khi công ty nào đó "lên sàn" hay bị thâu tóm thì đó là lúc có một ai đó đang cố gắng tạo ra mô hình kinh doanh mới. Nếu bạn đang làm việc cho công ty ấy, có thể chức danh của bạn sẽ được/bị thay đổi và có lẽ bạn nên dự phòng bằng cách tìm một công ty khác.
Tóm lại, tốt nhất bạn nên chuyển PaaS từ nhà cung cấp dịch vụ nhỏ lên những dịch vụ tên tuổi hơn, vá lỗ hổng phần mềm bị nhảy giây, cẩn trọng với những "ông lớn" và đừng dây dưa với máy tính bảng Surface nếu bạn đang có ý định nào đó với nó.

                                                                                                                  Theo PCWorldVN.